MTA Vietnam is under Informa PLC Information Market Division

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Tăng “trợ lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô “thăng hạng”

19/08/2022

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam mới sản xuất được chưa tới 300 chi tiết, cụm chi tiết trong khoảng 30.000 chi tiết linh kiện của một chiếc xe.

Tỷ lệ nội địa hóa “khiêm tốn”

Theo Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô với sự tham gia các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đóng góp đáng chú ý của một số doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng có đến 80% là doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn số còn lại có quy mô nhỏ, tiếp cận vốn khó, khó có điều kiện đầu tư cho công nghệ và việc liên kết giữa các doanh nghiệp này còn khá yếu.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt và có hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ để từng bước nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ

Nói tới tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Công Thương cho biết, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Mục tiêu đề ra là 30 – 40% vào năm 2020, 40 – 45% vào năm 2025 và 50 – 55% vào năm 2030, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova (thông tin được cung cấp từ phía doanh nghiệp), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra cũng như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng chỉ ra, việc linh kiện sản xuất trong nước còn ít khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe tại Việt Nam cao hơn từ 10 – 20%, và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất được những sản phẩm giản đơn như băng keo dán kính chắn gió, nhãn tiêu thụ năng lượng, tem đăng kiểm, tem nhiên liệu, ống dẫn xăng dẫn nước, nắp che két nước, lốp không săm, dây điện, miếng đệm biển số sau, chắn bùn, bộ ghế, cản xe, ắc quy, vành xe, ống xả, điều hòa không khí… “Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe và danh sách này không có những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn và nhiều hệ thống điện tử trên xe”- đại diện VAMA nêu cụ thể.

Bên cạnh đó, phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Việt Nam phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái, yêu cầu công nghệ chế tạo ở mức cao.

Tập trung giải pháp tăng tỷ lệ nội hóa

Đối với ngành công nghiệp ô tô, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ một trong số giải pháp là sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Liên quan đến nội dung này, ông Phạm Văn Tài- Tổng Giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) kiến nghị, Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, về chính sách thuế, xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước và duy trì mức thuế nhập khẩu đối với linh kiện phụ tùng không sản xuất được.

Tham khảo từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới khi tiến hành xây dựng, thực thi các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam có thể học tập sự thành công của nền công nghiệp ô tô Thái Lan, bắt đầu bằng việc xây dựng được một chiến lược tổng thể và tập trung nguồn lực. Việc tạo dựng được một mạng lưới công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô vững mạnh với trình độ công nghệ cao đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.

Để nâng cao trình độ, năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương chỉ rõ, cần bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành ít nhất 3 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại 3 miền cho các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Các Trung tâm này có vai trò là các Trung tâm kỹ thuật, máy móc dùng chung, cung cấp các dịch vụ chế tạo thử nghiệm, đo lường, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô và các dịch vụ cải tiến doanh nghiệp.

Đồng thời bố trí đủ nguồn kinh phí để triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Cần xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, có thời hạn đến năm 2025. Nâng cao vai trò và khuyến khích các địa phương trong xây dựng các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ riêng, trong đó chú trọng công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Thu hút đầu tư các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và các nhà cung cấp cụm linh kiện, linh kiện lớn trong ngành ô tô trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước và thị trường ASEAN hơn là định hướng xuất khẩu, phục vụ thị trường toàn cầu. Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp chế xuất lớn bán hàng vào nội địa, tìm kiếm cơ hội tại thị trường trong nước và phát triển chuỗi cung ứng ngành ô tô tại Việt Nam.

“Mặt khác, thúc đẩy các dự án lớn về công nghiệp vật liệu, đặc biệt là các dự án sản xuất thép cán nóng, thép chế tạo… của các nhà đầu tư trong nước để bảo đảm nguồn vật liệu đầu vào cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Thu hút đầu tư vào các phân ngành chế tạo cơ bản (tạo phôi, gia công áp lực, gia công chính xác, nhiệt luyện, xử lý bề mặt và sản xuất khuôn mẫu). Đẩy mạnh việc hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ngành ô tô…”- Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Để đạt được mục tiêu về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, cần phải có chính sách cụ thể, tăng tỉ lệ nội hóa ngành cơ khí, tăng giá trị sản xuất trong nước. Đơn cử, đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần hướng tới chuỗi giá trị gia tăng cao hơn. “Đã đến lúc cấp thiết biến đề xuất thành hành động. Đây là cách duy nhất để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam có sự thay đổi thực sự”- chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh nêu giải pháp .

Nguồn Công thương

MTA Vietnam 2023– Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí chính xác và gia công kim loại. Tại đây, các sản phẩm, giải pháp và công nghệ mới nhất được giới thiệu bởi các đơn vị triển lãm, tạo thêm những cơ hội tiếp cận với khách hàng và các nhà cung cấp tiềm năng. Triển lãm cũng là nền tảng kết nối, trao đổi giữa các doanh nghiệp trong ngành ở khu vực và quốc tế nhằm cập nhật các xu hướng ngành mới nhất. Cùng với đó là những chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành, từ đó có thể cập nhật kiến thức ngành và nâng cao trải nghiệm tại triển lãm.

TỔNG QUAN VỀ TRIỂN LÃM MTA VIETNAM 2023

Ngày triển lãm: 04 – 07 tháng 07 năm 2023 Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 hàng ngày

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thông tin liên lạc : BTC Mr. Kingsley

Tel: +84 28 3622 2588

Email:[email protected]

Website:www.www.8xbethub.com
Share this post

Must Read

Tags:

    You may be interested in

    18/05/2023
    Đơn Vị Trưng Bày 2023
    MTA Vietnam 2023 đã mang lại thành công vang dội trong việc kết nối những người...
    23/01/2024
    Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc và thiết bị nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt ra mục tiêu cơ giới hoá đồng bộ đến năm...
    23/01/2024
    Công nghiệp điện tử: Tận dụng cơ hội để bứt phá
    Công nghiệp điện tử là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác...
    23/01/2024
    Lực đẩy cho công nghiệp chế biến chế tạo
    Những bất ổn từ bên ngoài thời gian qua cho thấy phải thay đổi mô hình tăng...
    11/01/2024
    TPHCM thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo
    UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ...
    11/01/2024
    Xu hướng ứng dụng AI trong tự động hóa sản xuất công nghiệp
    Trí tuệ nhân tạo (AI – artificial intelligence) đã và đang nhanh chóng trở...
    11/01/2024
    Trí tuệ nhân tạo Việt Nam kỳ vọng đến năm 2030 sẽ đóng góp 14.000 tỉ đồng
    Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động tới hiệu suất và...
    12/12/2023
    Apple định chuyển nguồn lực phát triển iPad sang Việt Nam
    Apple lần đầu tiên lên kế hoạch phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm...
    16/11/2023
    CƠ HỘI KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH GIA DỤNG DƯỚI ÁP LỰC TIÊU CHUẨN BỀN VỮNG TỪ EU
    “Trong bước phát triển sôi động của thị trường gia dụng tại Việt Nam,...

    Đăng ký nhận Bản tin

      captcha
      ĐẶT GIAN HÀNG
      ĐĂNG KÝ THAM QUAN
      Baidu
      map